Tăng cường công tác quản lý phòng trừ dịch hại trên lúa, nếp
Theo dự báo tình thời tiết sắp tới nắng mưa xen kẻ, lượng mưa gia tăng, trong tháng 7 và 8 lượng mưa có giảm so với tháng 6, nhưng số ngày có mưa từ bằng đến hơn tháng 6; đặc biệt trong tháng 9 sẽ có lượng mưa cao, có thể có 4-6 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, đây là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tiếp tục phát sinhvà có nguy cơ gây hại đến cuối vụ trên trà lúa đòng – trổ, chín gồm rầy nâu, rầy phấn trắng, bệnh vàng lá chín sớm, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt và bệnh do vikhuẩn… Ngoài ra, hiện nay 70% diện tích trên đồng đang ở giai đoạn trổ – chín, như vậy khả năng bệnh hại trên hạt, đổ ngã sẽ gia tăng có thể ảnh hưởng đến năng suất.
Chú ý phòng bệnh
Đặc biệt quan tâm đến một số đối tượng sinh vật gây hại có khả năng gây hại đến cuối vụ gồm rầy nâu, rầy phấn trắng, bệnh vàng lá chín sớm, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt và bệnh do vi khuẩn
Bệnh cháy bìa lá và bệnh sọc lá vi khuẩn sẽ phát triển mạnh và nặng trong điều kiện môi trường có ẩm độ cao (mưa giông, áp thấp nhiệt đới hay mưa bão kéo dài nhiều ngày) khoảng giữa tháng 6 đến tháng 7, xuất hiện trên lúa giai đoạn làm đòng đến trổ đều và ngậm sữa. Tương tự, bệnh lem lép hạt sẽ xuất hiện trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao (trời âm u, có mưa nắng xen kẽ) từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 7, mức độ từ nhẹ đến trung bình, chú ý trên giống Jasmine 85, OM6976, IR50404…
Bên cạnh các biện pháp kỹ thuật tiến bộ, Chi cục TT&BVTV An Giang khuyến cáo nông dân thay thế một phần phân hóa học bằng các loại phân hữu cơ nhằm cải tạo đất, tăng khả năng đề kháng của cây lúa trong điều kiện bất lợi của thời tiết. Nông dân cần áp dụng bón lót phân lân; bón phân đợt 1 sớm (từ 7 - 10 ngày sau sạ), tăng cường bón phân lân và kali để kích thích bộ rễ phát triển tốt, đẻ nhánh sớm, tạo cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ, tăng cường khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường và dịch hại, hạn chế ngộ độc hữu cơ, hạ phèn...
Báo cáo tình hình dịch hại trên địa bàn về Tổ công tác giúp việc của Ban chỉ đạo phòng chống dịch hại tỉnh thông qua cơ quan tỉnh là Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, Phòng Bảo vệ thực vật: (0296) 3.854.698, email: kythuatbvtvag@gmail.com, hoặc Ông Nguyễn Văn Hiền - Chi cục trưởng, Chi cụcTrồng trọt và Bảo vệ thực vật, Tổ trưởngTổ công tác giúp việc,số điện thoại 0918.626.796, ông Đặng Thanh Phong – Phó Chi cục trưởng, Tổ phó Tổ công tác giúp việc, số điện thoại 0908.500.051. Thời gian báo cáo hàng tuần và báo cáo đột xuất khi có vấn đề vướng mắc, phát sinh.
Trích nguồn: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT./.